Mùa gặt mới
Còn hoa quả của Thần Khí là: Bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ. Không có luật nào chống lại những điều như thế. (Gl 5: 22-23)
Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017
GIỚI TRẺ GIÁO HẠT THỦ ĐỨC : TĨNH TÂM MÙA CHAY
Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017
Thánh lễ Cung hiến Thánh đường Fatima - Bình triệu
Mọi người chúng ta hãy cầu nguyện
thật nhiều cho cha xứ và cho giáo xứ, hãy cùng cha xứ và giáo xứ tạ ơn Thiên
Chúa đã cho hoàn thành ngôi thánh đường mới - Trên đây là lời chia sẻ của Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc (ĐTGM) trong Thánh lễ Cung hiến Thánh đường Fatima - Bình Triệu do ngài chủ sự, được cử hành lúc 09g00 ngày 25.3.2017.
Đúng 9g00, ĐTGM, Cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân và Cha Gioakim Trần Văn Hương cùng tiến đến trước tiền đường và cắt băng khánh thành ngôi thánh đường, mà trước đó, ngày 13.11.2010, Đức Hồng y Gioan Baotixita đã chủ tế Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên.
Đúng 9g00, ĐTGM, Cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân và Cha Gioakim Trần Văn Hương cùng tiến đến trước tiền đường và cắt băng khánh thành ngôi thánh đường, mà trước đó, ngày 13.11.2010, Đức Hồng y Gioan Baotixita đã chủ tế Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên.
Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017
Xuân Đinh Dậu
XUÂN ĐINH DẬU
----
Vô tình thời gian trôi lặng lẽ
Tất bật dòng người bước vội
vàng
Vô tư nụ mai đơm đầu phố
Giật mình lòng ta thoáng ngỡ
ngàng.
Mỗi độ xuân về, dù ở đâu, làm gì, những thành
viên trong gia đình chúng tôi đều quay trở về với mái ấm gia đình. Ai cũng gác
lại những tất bật và bộn về của công việc, để dành những giây phút ấm áp bên
nhau ngay thời khắc giao thừa và năm mới.
Tôi về nghỉ tết từ 24 tháng Chạp. Tôi chủ đích về
sớm để làm một số công việc. Do xung quanh nhà tôi người ta đổ nền cao, tôi mua
vài xe đất nền về đổ trong vườn để nâng cao nền vườn; rồi tôi sửa sang lại mấy
cái chuồng gà, chuồng vịt cho bà ngoại tôi; những cây cối trong nhà cũng được
tôi cắt tỉa thoáng mát. Một vài buổi chiều, tôi đi vào rừng tìm và chở cho bà
ngoại tôi vài xe củi tràm khô. Bà tôi thường nấu trà và nước sôi mỗi buổi sáng
bằng bếp củi.
29 tháng Chạp, mẹ tôi cũng về, gia đình chúng tôi
cùng dọn dẹp nhà cửa như lau chùi bàn ghé, cửa kính, tủ kính, bàn thờ, quét
màng nhện trần nhà. Tôi cũng tranh thủ thay mới một số dây điện trong nhà đã cũ
kĩ và lắp thêm một số công tắc điện, ổ cắm điện ở những nơi cần thiết.
Sáng 30 tháng Chạp, chúng tôi đi chợ để chuẩn bị mua sắm bánh mứt, thức ăn và mua thêm một số đồ dùng nội thất.
Tôi cũng dành chút thời gian cùng một người bạn đi thăm và trao quà tết cho các em mồ côi tại viện mồ côi ở giáo xứ Đồng Tâm, cách giáo xứ Trung Ngãi chúng tôi không tới 2 km. Lúc đến đấy, chúng tôi không gặp được các em bé lớn vì các soeur dẫn các em đi chợ mua giày dép mới để mang trong dịp tết, còn lại khoảng 10 em bé nhỏ từ sơ sinh cho đến 3 tuổi ở nhà.
- Nó đang bú mẹ đó con.
- Sao
chúng con không được bú mẹ như nó vậy?
Những câu hỏi đơn sơ và ngây ngô của các em bé
nghe thật chạnh lòng. Khi nghe soeur kể lại, tôi như cảm nhận được niềm khao
khát của các em nơi đây – một khao khát bình thường như bao dứa trẻ khác. Tôi
cũng đã từng cho rằng hoàn cảnh mình thật đáng thương khi bị khuyết tình phụ tử
từ nhỏ, nhưng sau những chuyến đi từ thiện hoặc đi thăm các mái ấm cô nhi, tôi
lại thấy mình rất ấm áp và hạnh phúc, trong khi còn rất nhiều các mảnh đời bất
hạnh.
Tối 30 tháng Chạp, gia đình tôi có một bữa cơm
tất niên thân mật, ngoài gia đình tôi còn có những người bạn của tôi và của em
trai tôi, không khí thật ấm áp, và hạnh phúc. Bà ngoại tôi có nuôi gà vịt nhiều
nên chúng tôi thoải mái với nguồn thực phẩm vườn nhà mà không lo lắng gì về sức
khỏe.
Thánh lễ giao thừa vào lúc 20g tối 30 tháng Chạp
cũng là lúc tôi nhìn lại một năm với những tất bật bồn bề của bản thân và bao
nhiêu biến cố vui buồn của già, tôi dâng tất cả cho Chúa, cùng xin ơn thánh hóa
năm mới đến với từng người trong gia đình cũng như mọi người dân nước Việt. Lễ xong,
gia đình tôi lại quây quần bên nhau cùng xem truyền hình, nói chuyện trò đùa
vui vẻ, cùng nhau đợi thời khắc giao thừa.
Thời khắc giao thừa đã đến!
Đúng 00g, nhà thờ kéo một hồi chuông dài, cả nhà
tôi cùng ngồi lại dâng lên Chúa lời tạ ơn và xin thánh hóa giây phút đầu tiên
trong năm mới. Sau đó mọi người đi ngủ, tôi thì xem ca nhạc đón xuân trên
truyền hình, và trả lời các tin nhắn chúc mừng năm mới của bạn bè qua điện
thoại, skype, facebook.
Sáng Mùng Một Tết, tôi tham dự Thánh lễ đầu năm
lúc 5g30 tại nhà thờ giáo xứ, mọi người cùng hiệp ý sốt sắng trong niềm vui và
hạnh phúc, dâng lời cầu bình ăn cho năm mới. Trong khi tôi và ngoại đi lễ thì
mẹ tôi đã chuẩn bị nồi cơm nóng và thức ăn cho gia đình. Từ trước đến nay, gia
đình tôi luôn nấu cơm mỗi buổi sáng thay vì mua những thức ăn sáng bán ở chợ, ở
quán ăn.
Sau khi từ nhà thờ về, từng người trong gia đình
tôi cùng nhau mừng tuổi, chúc tết nhau và cùng nhau ăn sáng. Chúng tôi không có
họ hàng ở gần nên sáng mùng Một tết hàng năm cả nhà chỉ quây quần bên nhau, hát
karaoke, xem truyền hình.
Chiều hôm ấy, tôi đến thăm gia đình bọ đỡ đầu,
chúc tết bọ và bà cụ. Rồi tôi ghé thăm các gia đình nhà hàng xóm chung quanh.
Đến chập tối, những đứa con đỡ đầu trong gia đình tôi cùng quây quần tại nhà
tôi. Một buổi tối sum họp thật ấm áp và rôm rả tiếng cười nói hạnh phúc.
Đứa con đỡ đầu của tôi cũng có mặt, nó gần hai
tuổi, nó thật tội nghiệp vì không nhận được sự thừa nhận và yêu thương của cha
và gia đình bên nội. Mỗi lần gặp mẹ con nó, tôi dường như thấy lại hoàn cảnh
của mình trong đó, vì thế tôi thương thằng bé vô cùng.
Ngày Mùng Hai, tôi đi lễ tại
nghĩa trang giáo xứ lúc 6g00, cầu cho ông bà tổ tiên và các linh hồn đang an
nghỉ. Trên đường về, tôi ghé vào thăm và chúc tết nhà người bạn và một người em
là dự tu về nghỉ tết, rồi tôi về nhà.
Sau bữa cơm trưa tại nhà, tôi đi
chúc tết một số thầy cô giáo cũ.
Chiều hôm đó, sau khi đến chúc tết nhà bạn gái,
tôi chở bạn gái tôi về nhà chơi. Sáng ngày hôm sau thì em trai tôi sẽ đi về nhà
vợ sắp cưới ở Đắk Nông nên ngoại tôi bảo một bữa tiệc xuân để tiên em tôi,
ngoại có mời một số hàng xóm xung quanh đến dự. Do đó, cô bạn gái tôi cùng phụ
mẹ tôi chuẩn bị làm thức ăn. Bà ngoại tôi cứ đi vào nhà trên xong xuống nhà
dưới, nơi nào có bụi bẩn là ngoại lại lau chùi, rồi lại chơi với hai đứa nhỏ
con của dì.
Trong bữa tiệc thân thương và ấm áp chiều hôm đó,
dì tôi và cô bạn của tôi dành phần phục vụ vòng ngoài. Dì nói tôi là con trai
lớn và được coi như là đàn ông lớn trong nhà, còn em trai tôi là nhân vật chính
của bữa tiệc, nên không thể không ngồi trong bàn tiệc. Mùa tết này dượng tôi
không có ở nhà vì phải trực, do dượng làm bảo vệ, chỉ về nhà một chút vào đêm
giao thừa và sau đó là ngày mùng Bốn tết.
Sáng mùng Ba, em tôi lên đường từ sớm, mẹ và
ngoại tôi dặn dò đủ thứ. Tôi thì đi họp mặt với các bạn trong lớp thời cấp 3.
Hằng năm cứ đến ngày này chúng tôi lại họp mặt với nhau, chia sẻ với nhau về
cuộc sống và công việc, và cập nhật là tình trạng của từng người: ai đã có gia
đình, ai sẽ chuẩn bị, và ai vẫn còn một thân một mình.
Chiều hôm đó, các anh chị em giới trẻ của giáo xứ
có ghé nhà tôi chơi. Ngoại tôi lại chọn một con vịt béo nhất bầy để làm thịt
đãi các anh chị em giới trẻ. Ngoại nói là người ta nói không nên ăn thịt vịt
vào ngày tết, nhưng mình là người Công giáo nên không kiêng cữ gì như người ta,
cứ thoải
Ngày mùng Bốn tết, dượng tôi về nhà một chút, sau
đó dì dượng và hai đứa nhỏ về bên nhà nội chơi. Nhà tôi có mấy người khác từ
Sài Gòn về thăm, bà ngoại tôi bảo tôi chở đi chợ mua thêm một số thực phẩm, còn
mẹ tôi thì lo dọn dẹp và nấu nướng. Những người bạn của tôi ở Sài Gòn hay về
thăm ngoai, và ngoại rất quý họ. Mỗi lần tôi về thăm nhà ngoại hay gửi lên cho
những người đó.
Ngày mùng Năm Tết, tôi và gia đình cùng một số
người bạn đi hành hương Đức Mẹ Núi Cúi – Trung tâm hành hương của Giáo phận
Xuân Lộc. Mỗi người dâng lên Mẹ trọn một năm với sự phó thác, tin tưởng và tin
yêu.
Sau đó là nhũng ngày nghỉ ngơi, để mẹ con chúng
tôi lên đường trở lại với công ăn việc làm. Một cái Tết dù không có gì đặc sắc
hơn người khác, cũng không có gì đặc biệt so với các năm trước, nhưng nó đọng
lại trong tôi niềm ấm áp và hạnh phúc. Tôi lại nhớ đến các em mồ côi cùng những
người lang thang cơ nhỡ, liệu họ ăn tết như thế nào, đời họ sẽ đi về đâu.
Đặc biệt với tôi, gia đình là niềm an ủi và hạnh
phúc trọn đời. Tôi hằng cầu nguyện tha thiết cho những người thân yêu, đặc biệc
là cho ngoại tôi. Để bà còn đón thêm nhiều mùa xuân nữa, với niềm vui bên con
cháu.
Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016
Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016
Thông cáo báo chí: Bổn mạng Họ giáo Đức Mẹ Vô Nhiễm
TGP Sài Gòn
Giáo xứ Thánh Gia
Họ giáo Dức Mẹ
Vô Nhiễm
|
Ngày 01 tháng
12 năm 2016
|
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
V/v Thánh lễ mừng
Bổn mạng và kỷ niệm 60 năm thành lập Họ giáo (1956-2016)
Họ giáo Đức Mẹ Vô Nhiễm sẽ tổ chức mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm - bổn mạng Họ giáo - và kỷ niệm 60 năm
thành lập họ Giáo vào đầu tháng 12 tại Nguyện đường Đức Mẹ Vô Nhiễm (Số
212/170/16 Nguyễn Văn Nguyễn, P. Tân Định, Q.1)
Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016
Giáo xứ Khiết Tâm: Kỷ niệm 25 năm Cung hiến Thánh đường
“Đức Maria - Đấng tinh tuyền thanh vẹn, giàu nhân đức, giàu muôn hộc từ bi - đã dành riêng cho Thiên Chúa xác hồn trinh nguyên của mình, Người có trái tim châu ngọc thanh khiết và cuộc đời trác tuyệt băng trinh như khu vườn cấm, dòng suối canh phòng nghiêm ngặt, giếng nước được niêm phong” (Dc 4, 12). Khiết Tâm - tên gọi của trái tim châu ngọc ấy được đặt cho xóm đạo nghèo nàn vào năm 1965, nay là giáo xứ Khiết Tâm, hạt Thủ Đức.
Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016
Giáo xứ Khiết Tâm: Hội Tận hiến mừng lễ quan thầy – Đức Mẹ Vô Nhiễm
“Không để được phục vụ,
nhưng để phục vụ” – Một trong những lời hứa của Hội Tận Hiến giáo xứ Khiết Tâm
– nói lên tinh thần dấn thân, phục vụ của người hội viên đã được cha Gioan
Baotixita Hường nhắc đi nhắc lại trong bài chia sẻ Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Vô
nhiễm – bổn mạng Hội tân hiến được cử hành trong Chúa nhật II Mùa Vọng vào lúc
18g Chúa nhật 04.12.2016 tại Thánh đường Giáo xứ Khiết Tâm, Giáo hạt Thủ Đức.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)